Nhận xét Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

Phê phán

Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, trong cuốn sách "Lý Quang Diệu - Bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới", cho rằng:

  • Chế độ bầu cử của Mỹ đòi hỏi Ứng cử viên phải cho đi thật nhiều để giành được phiếu bầu, để đánh bại đối thủ trong cuộc bầu cử tiếp theo lại phải cho đi nhiều hơn nữa. Một quá trình đấu giá không bao giờ chấm dứt – còn chi phí, các khoản nợ nần sẽ do thế hệ sau trang trải.
  • Các vị Tổng thống khó được tái đắc cử nếu họ đưa cho người dân của mình một chính sách sai. Cho nên, có xu hướng trì hoãn, lần lữa các chính sách gây tranh cãi để giành chiến thắng trong bầu cử. Cứ thế. các vấn đề như thâm hụt ngân sách, nợ nần và tỉ lệ thất nghiệp cao được đẩy từ chính quyền này sang chính quyền tiếp theo. Do vậy, nước Mỹ hiếm có những nhà lãnh đạo sẵn sàng mạo hiểm làm những điều mà họ cho là tốt cho nước Mỹ, vì họ sợ bị thất cử.
  • Trước kia, giới học giả và báo chí Mỹ được tự do thảo luận về những bất cập và yếu kém của nước Mỹ. Nhưng kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cử tri Mỹ tỏ ra không thích lắng nghe những tranh luận về những vấn đề quá hóc búa so với hiểu biết của họ. Việc tranh cử ở Mỹ có xu hướng biến thành một cuộc thi về vận động hành langquảng cáo thay vì một cuộc đấu trí về tầm nhìn lãnh đạo. Xét từ một quy trình như thế, những lãnh đạo tài năng nhưng ít quan hệ công chúng như Wiston Churchill hay Roosevelt hoặc De Gaulle sẽ khó lòng xuất hiện được.

Việc những kết quả trái ngược giữa kết quả của phiếu phổ thông với kết quả phiếu Đại cử tri đã khiến mô hình bầu cử này gặp một số chỉ trích. Tiêu biểu là việc Tổng thống Nga, V. Putin, đã từng nhận xét: "Ở Mỹ, bạn sẽ phải đi bầu đại cử tri để họ lựa chọn Tổng thống còn ở Nga, Tổng thống được bầu theo mô hình phổ thông đầu phiếu toàn dân. Do đó, bầu cử ở Nga dân chủ hơn ở Mỹ."[8]

Ủng hộ

Các chuyên gia của Đại học Prager đã đưa ra ba lý do vì sao nước Mỹ cần phải duy trì hệ thống bầu cử Cử tri đoàn. “Thứ nhất, nó khuyến khích xây dựng các liên minh và vận động trên toàn quốc gia. Bởi vì chiến thắng chung cuộc đòi hỏi sự ủng hộ từ một nhóm cử tri đa dạng từ khắp nơi trên đất nước. Thứ hai, nó giúp cho mọi bang và mọi cử tri đều có tầm quan trọng ngang nhau trong cuộc bầu cử. Có nghĩa là 51% dân số không thể áp đặt sự chuyên chế lên 49% dân số còn lại. Thứ ba, nó cũng làm cho việc đoán định một cuộc bầu cử trở nên khó khăn hơn. Các cử tri đoàn khiến cho các ứng viên không thể dự đoán được bang nào sẽ là quan trọng nhất. Do đó các ứng viên không thể biết được họ cần lấy phiếu bầu ở nơi nào và bỏ qua nơi nào. Tuy vậy trong một cuộc bỏ phiếu phổ thông, số phiếu áp đảo ở bất kỳ đâu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể. Tóm lại, Đại cử tri đoàn là một phần thiết yếu của nước Mỹ”

Các chuyên gia hiến pháp của Hoa Kỳ khẳng định rằng hệ thống Cử tri đoàn đã hoạt động bình thường trong mọi cuộc bầu cử tổng thống, trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, một cuộc suy thoái kinh tế lớn và một số thời kỳ bất ổn dân sự. Một hệ thống ổn định như vậy là rất hiếm có trong lịch sử loài người và do đó không thể bị loại bỏ. Judy Cresanta cho rằng: “Cử tri đoàn đã thực hiện chức năng của mình trong hơn 200 năm và trong hơn 50 cuộc bầu cử tổng thống bằng cách đảm bảo tổng thống có đủ sự ủng hộ của dân chúng để cầm quyền và sự ủng hộ của dân chúng được phân bổ đầy đủ trên khắp đất nước để giúp ông ấy có thể cầm quyền một cách hiệu quả" [9].

Cương lĩnh của Đảng Hiến pháp Hoa Kỳ cũng khẳng định Hệ thống cử tri đoàn là vô cùng cần thiết để đảm bảo một cuộc bầu cử mang tính công bằng: "Việc loại bỏ hệ thống Cử tri đoàn sẽ khiến cho khiến phiếu bầu của người Mỹ ở khoảng 25 bang trở nên vô nghĩa vì các ứng cử viên sẽ chỉ quan tâm đến việc vận động tranh cử ở các tiểu bang đông dân, do đó khiến cho vai trò của các bang nhỏ trở thành con số 0 vô nghĩa. Với hệ thống Cử tri đoàn, không một phe phái hoặc khu vực riêng lẻ nào của đất nước có thể quyết định toàn bộ quá trình bầu cử tổng thống, do đó nó đảm bảo được sự đại diện rộng rãi của toàn nước Mỹ".[10]

Chuyên gia Gary Gregg nhận định rằng nếu Hoa Kỳ loại bỏ hệ thống cử tri đoàn, các cuộc bầu cử sẽ đem lại lợi thế không công bằng cho các ứng cử viên giành được đa số phiếu phổ thông ở các khu vực đô thị lớn của đất nước. Khi ấy các cuộc bầu cử tổng thống sẽ chỉ đem lại thắng lợi cho các ứng cử viên và đảng sẵn sàng phục vụ cử tri thành thị, làm các chính sách của quốc gia trở nên thiên vị và chỉ phục vụ lợi ích của các thành phố lớn. Những vấn đề của cư dân sống ở các thị trấn nhỏ và các giá trị nông thôn sẽ không còn là mối quan tâm của họ [11].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ http://www.constitutionparty.com/principles/platfo... http://www.economist.com/blogs/economist-explains/... http://www.economist.com/blogs/economist-explains/... http://www.snopes.com/2016/11/11/the-electoral-col... http://www.spiegel.de/politik/ausland/us-vorwahlen... http://www.spiegel.de/politik/ausland/us-vorwahlen... http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_consti... http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/01/762564/ https://www.elizabethton.com/2020/08/11/why-we-nee... https://www.politico.com/story/2012/12/keep-electo...